Seo customer journey - hành trình khách hàng trong SEO có gì đặc biệt? Việc theo dõi hành trình khách hàng sẽ có tác động gì tới quá trình tối ưu hóa nội dung trên website?
SEO customer journey - Hành trình khách hàng trong SEO
Đầu tiên cần phân tích được họ sẽ search những gì? Thông tin, vấn đề gì để đi đến những bước chuyển đổi và click vào nút mua hàng? Một khi đã có nhận thức về hành trình tìm kiếm, thúc đẩy nhu cầu, bạn sẽ research rất nhiều, thấu hiểu trải nghiệm và hiểu khách hàng của mình sẽ search từ khóa gì.
1. Tìm hiểu thông tin căn bản:
- Dạng từ khóa: Là gì, cách thức sử dụng, hướng dẫn, có bao nhiêu loại, lịch sử, công dụng, lợi ích, chất liệu…
Ví dụ: Bạn muốn giảm cân? Sẽ có khả năng bạn muốn mua thuốc giảm cân. Khi đó bạn sẽ cần biết các thông tin căn bản để biết sản phẩm sử dụng như thế nào, liều sử dụng, làm từ cái gì, chất liệu, nguyên liệu, xuất xứ. Từ đó, bạn sẽ thao tác search trên Google các từ khóa tương tự.
- Tìm hiểu thông tin sản phẩm có rất nhiều dạng từ khóa
Sau khi hiểu thông tin căn bản, khách hàng sẽ tìm hiểu sâu hơn về thông tin sản phẩm:
Ví dụ về sneaker: Có nhiều dòng sản phẩm, nhiều thương hiệu, bao nhiêu sản phẩm thuộc thương hiệu dòng đó, review đánh giá về sản phẩm,…
Ví dụ về bán quần áo thời trang: hàng trăm hàng ngàn dòng sản phẩm, nhiều mẫu mã, thương hiệu, trend. Website phải tối ưu được, tóm gọn lại cho khách hàng hiểu có bao nhiêu dòng sản phẩm chính, tuy nhiên vẫn phải đầy đủ các thông tin chi tiết, khi đó khách hàng sẽ cảm thấy Web đơn giản, dễ hiểu, cung cấp đủ thông tin về sản phẩm.
Khi ứng dụng vào ngành, sản phẩm của mình cần phải rút gọn hoặc tăng thêm các thông tin để khách hàng cảm thấy thương hiệu của bạn đầy đủ nhất có thể. Như vậy, quá trình research mới tạo ra nhiều chuyển đổi.
2. Tìm hiểu thông tin brand:
Một số khách hàng có nhu cầu ngay lập tức (tệp khách hàng thực cầu) không có nhu cầu tìm hiểu các thông tin khác về sản phẩm, mà khách hàng sẽ search thẳng loại sản phẩm, và lựa chọn thương hiệu luôn. Đối với những sản phẩm như vậy, hành trình của khách hàng sẽ vào thẳng bước 3, tìm hiểu thông tin brand xem có bao nhiêu thương hiệu, thương hiệu nào tốt. Từ đó tạo ra sự so sánh giữa các thương hiệu.
Họ đã hiểu sẵn sản phẩm đó như thế nào rồi, họ chỉ cần tìm hiểu thêm thương hiệu như thế nào, có gần nhà, có tiện mua hay không, dịch vụ khách hàng ở thương hiệu nào tốt, vận chuyển ở đâu nhanh chóng… Vì vậy, Website cần có đủ thông tin về giới thiệu công ty, địa điểm, liên hệ, Feedback sản phẩm, review về công ty.
Ví dụ các dạng từ khóa (đối với ngành Spa): Spa giá rẻ nhất, Spa tại quận 3, địa chỉ Spa A…
3. So sánh
Nhận thức và nhu cầu của khách hàng luôn đi cùng nhau
Ví dụ: Anh A bị chê béo, vì vậy anh A muốn giảm cân. Trên thực tế, những kích thích, nhận thức của bản thân và tác động từ môi trường, bạn bè xung quanh đã dẫn đến nhu cầu.
Tìm kiếm từ khóa:
- Có bao nhiêu loại thuốc giảm cân, loại nào tốt, loại nào rẻ, loại nào không hại sức khỏe.
- Nguyên liệu, cái nào làm từ thiên nhiên, tác hại của thuốc (đó là các thông tin căn bản mà khách hàng thường search)
- Có bao nhiêu dòng thuốc, loại tác dụng nhanh, tác dụng từ từ, thuốc của Thái, Mỹ, Nhật loại nào tốt hơn….
- Đơn vị bán thuốc giảm cân A, đơn vị bán thuốc giảm cân uy tín, đơn vị phân phối sản phẩm A uy tín
- Tìm được các thương hiệu, tiếp đến là search đánh giá, Review, so sánh, vào Website xem thông tin, tìm Fanpage xem có uy tín không.
Xét từ ví dụ này thì chúng ta sẽ thấy từ khóa về thương hiệu là một dạng từ khóa rất quan trọng, cần phải làm SEO từ khóa đó cho tốt.
Ví dụ dạng từ khóa thương hiệu: Top 10 thương hiệu …, top 5 sản phẩm …, đánh giá, review…
4. Khao khát
Từ khóa ở 3 bước đầu tiên cần phải làm cho lên Top Google, còn từ khóa ở 3 dạng bài viết sau thiên hướng về việc điều hướng người dùng. Để cho họ đi từng bước: so sánh => khao khát => mua hàng thì phải thực hiện Call to action để chuyển đổi ngay tại bài viết.
Các từ khóa như: "Giảm giá, miễn phí, dùng thử" sẽ kích thích sự khao khát
5. Mua hàng
Khi bạn đã điều hướng được khách hàng qua trang đặt hàng, việc đưa ra các thông tin về giá, sản phẩm là điều rất đơn giản. Việc bây giờ là cần phải hỗ trợ khách hàng tốt nhất, để họ thực hiện việc mua hàng và trải nghiệm sản phẩm của mình.
Từ khóa gợi ý: Bảng giá, thanh toán, liên hệ hỗ trợ, số điện thoại…
Nói tóm lại, để tìm kiếm khách hàng, bạn nên lập kế hoạch viết bài với mindset rõ ràng, logic. Nếu không hiểu hành trình của khách hàng, tìm từ khóa lan man và chọn tất cả từ khóa mà không luân chuyển liên tục thì có thể vẫn có hàng (do may mắn, số lượng bù chất lượng,…) nhưng đơn hàng không đều và tỉ lệ chuyển đổi không cao. Vì vậy, những người làm việc thông minh sẽ lập được 1 kế hoạch digital marketing hợp lý, giúp tăng giá trị, tỉ lệ chuyển đổi, tăng traffic và đưa Website lên Top.
Hãy thực hành nhiều hơn, tạo ra Customer Journey cho sản phẩm của mình, liệt kê ra thật nhiều từ khóa và xây dựng nên kế hoạch SEO hợp lý!
Bài viết của Thanh Dung - Digital Marketer tại ATP Academy
---
Xem thêm:
- Hướng dẫn SEO chi tiết theo 7 bước
- Các chỉ số facebook ads cần lưu tâm
- Xây dựng kế hoạch digital marketing
- Triển khai topic cluster SEO
- Nghiên cứu từ khoá từ hành trình mua hàng
Nhận xét
Đăng nhận xét