Chuyển đến nội dung chính

Cách bán hàng online thành công với 16 mặt hàng hot trend hiện nay

Việc lựa chọn sản phẩm để kinh doanh trực tuyến luôn là mối quan tâm lớn đối với các doanh nhân. Khi nhu cầu mua sắm của khách hàng giảm, quyết định về loại hình kinh doanh trực tuyến càng trở nên khó khăn. Để thành công trong việc kinh doanh online tại nhà, không chỉ cần có sản phẩm chất lượng mà còn cần phải cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc, bao gồm tư vấn nhiệt tình, giao hàng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Dưới đây là danh sách 16 mặt hàng kinh doanh online phổ biến và hot nhất hiện nay, giúp bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Cách bán hàng online thành công với 16 mặt hàng hot trend hiện nay Đồ handmade Các sản phẩm này đang giữ vị trí hàng đầu trong danh sách các mặt hàng hot trên thị trường trực tuyến hiện nay. Với sự đa dạng trong thiết kế và sự sáng tạo, những sản phẩm handmade không chỉ thu hút mà còn đạt được sự ưa chuộng từ mọi người. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những người có khả năng sáng tạo và khéo tay. Bạn có

Những điều cần biết về Performance Marketing

Performance Marketing là gì? Hoạt động marketing này được triển khai vào giai đoạn nào trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Những điều cần biết về Performance Marketing sẽ được Seo Nomie cùng mọi người tìm hiểu trong bài viết này.

nhung-dieu-can-biet-ve-performance-marketing

Đúng như tên gọi, Performance Marketing là một hoạt động Marketing mà doanh nghiệp chỉ chi trả khi đạt được hiệu suất (KPI) mà doanh nghiệp kì vọng. Hiệu suất (KPI) này có thể là view, click, leads hay đơn hàng.

Khác với các hình thức quảng cáo của Facebook hay Google là chi tiêu trong một khoảng ngân sách nhất định để đem về View, Click, Lead, các đơn vị chạy Performance Marketing chỉ được tính phí khi đạt được KPI mà doanh nghiệp đề ra.

  • Nếu mục tiêu của chiến dịch là branding, các KPI cần đạt được có thể là số người tiếp cận (reach), số lượng tương tác (engage) và chi phí cho từng tương tác (CPE)…
  • Nếu mục tiêu của chiến dịch là sales, các chỉ số cần tối ưu thường là số lượng lead, chi phí cho 1 lead (CPL) hoặc số đơn hàng, chi phí cho 1 đơn hàng… (thường được gọi tắt là action và Cost per action với action là thứ doanh nghiệp tự định nghĩa theo mục tiêu quảng cáo).

Performance marketing hoạt động như thế nào?

4 nhóm đối tượng chính của Performance Marketing là:

1. Retailers và Merchants

Để hình thành nên hệ thống Performance Marketing, trước tiên chúng ta phải kể đến các Nhà bán lẻ (Retailers) hay Các công ty thương mại điện tử (Merchants). Họ là những Người quảng cáo (Advertisers), muốn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua Affiliate Partners (đối tác liên kết) hay Publishers (nhà xuất bản).
Trên thực tế, Performance Marketing là một mảnh đất phù hợp dành cho các Retailers/Merchants trong ngành hàng như thời trang, may mặc, F&B, sức khỏe, sắc đẹp, thể thao.
Vì đánh giá (feedback) từ những người đã sử dụng sản phẩm hay thậm chí từ Influencers (Publishers) có tác động rất lớn trong giai đoạn nghiên cứu & quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

2. Affiliates và Publishers

Yếu tố tiếp theo trong hệ thống Performance Marketing là những đối tượng trực tiếp triển khai kế hoạch Marketing. Họ là Affiliate Partners (đối tác liên kết) hay Publishers (nhà xuất bản), hay còn gọi chung là "Đối tác tiếp thị". Thu nhập của họ đến từ việc quảng bá sản phẩm/thương hiệu cho doanh nghiệp theo Hiệu suất/KPI mà cả 2 bên cùng kí kết.
Affiliates và Publishers tồn tại dưới nhiều hình thức: Trang web đánh giá sản phẩm, blog, tạp chí online, trang web coupon…
Influencers/KOLs cũng là một Publishers, thực hiện hoạt động quảng bá qua blog, social groups và social channels của họ. Họ cung cấp cho người theo dõi, người tiêu dùng những trải nghiệm, hướng dẫn, đánh giá những sản phẩm của doanh nghiệp kí kết. Họ cũng thu hút data, lead bằng những ưu đãi, quà tặng đặc biệt cho những người theo dõi.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên trang Avtive Campain của Ogilvy, 70% người dùng tin tưởng vào những review, đánh giá của chuyên gia/ người có ảnh hưởng trước khi quyết định mua hàng.
Năm 2016, cũng theo nghiên cứu của Business Insider, 74% người tiêu dùng nói rằng họ truy cập 2-3 website trước khi quyết định mua hàng. Còn theo nghiên cứu của Rakuten Marketing and Forrester Research 16% nói rằng họ truy cập nhiều hơn 4 trang web.
Performance Marketing là phương pháp có thể triển khai trên nhiều nền tảng. Sau một thời gian hoạt động thì Người quảng cáo (Retailers & Merchants) có thể kiểm tra xem kênh/nền tảng quảng cáo nào hoạt động hiệu quả và đẩy ngân sách vào kênh đó để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3. Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms

Mạng lưới đối tác liên kết và các nền tảng theo dõi của bên thứ 3 đóng vai trò như một “trung gian”, kết nối doanh nghiệp với đối tác liên kết, làm các nhiệm vụ:

  • Cung cấp công cụ như banners, text links
  • Theo dõi, quản lý leads, clicks và chuyển đổi
  • Trung gian thanh toán hoa hồng (như ngân hàng)
  • Giải quyết tranh chấp xảy ra giữa 2 bên
Các nền tảng Affiliate nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như Amazon, Ebay... Ở Việt Nam có thể kể đến chương trình tiếp thị liên kết của Lazada, Sendo, Shopee...
Các Affiliate Network nổi tiếng trên thế giới như CJ, ShareASale, Rakuten Linkshare..., ở Việt Nam có thể kể đến các đơn vị như ACCESSTRADE, Masoffer, Ecomobi...
Ngoài ra, còn một số Performance Marketing Agency hoạt động với mô hình Agency truyền thống nhưng cho phép Người quảng cáo (Retailers/Merchants) dựa trên việc đo lường hiệu quả để thanh toán.

4. Affiliate Managers và OPMs (Outsourced Program Management Companies)

Đây là thành phần quản lý, đảm bảo hoạt động Performance Marketing của doanh nghiệp được triển khai trơn tru & hiệu quả. Họ tham gia vào các bước như đề xuất hình thức quảng bá sản phẩm, công cụ quảng bá, từ khóa hiệu quả, xử lý những vấn đề về kỹ thuật… đến cả quản lý toàn bộ chương trình, hỗ trợ team Marketing thực hiện.
Hình dưới đây sẽ mô tả cách thức hoạt động của Performance marketing.
cach-thuc-hoat-djong-cua-performance-marketing
  1. Khách hàng ghé thăm website của Publisher.
  2. Khách hàng nhìn thấy banner/link quảng cáo của Publisher và click vào đường link tracking của Affiliate Network. Tuy vậy, khách hàng sẽ không nhận ra là họ đang click vào Affiliate Link.
  3. Click được tracking bởi Affiliate Network và cookie của thiết bị khách hàng sử dụng sẽ được lưu lại.
  4. Khách hàng hoàn thành đơn hàng online.
  5. Advertiser nhận được báo cáo của Affiliate Network về đơn hàng được ghi nhận.
  6. Affiliate Network thông báo đơn hàng cho Advertiser và Advertiser sẽ đồng ý trả hoa hồng cho đơn hàng được ghi nhận đó.
  7. Affiliate network trả hoa hồng cho Publisher.

Những hình thức Performance marketing hàng đầu hiện nay

1. Native advertising

Native Ads là hình thức chạy quảng cáo mà bài quảng cáo của bạn sẽ được trộn chung với các nội dung thông thường, khiến khách hàng khó nhận ra đó là một bài quảng cáo.
Hình thức thanh toán: CPM và CPC

2. Sponsored content

Đây là hình thức mà doanh nghiệp sẽ thuê Influencers, KOLs hay các trang web, fanpage, group có lượng theo dõi lớn để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
Hình thức thanh toán: sản phẩm, CPA, CPM, CPC

3. Affiliate Marketing

Đây là hình thức mà đối tác quảng cáo của doanh nghiệp sẽ bán sản phẩm của doanh nghiệp thông qua 1 trang đích (landing page).
Hình thức thanh toán: CPA, CPC hoặc CPM (rất ít gặp)

4. Social Media Marketing

Doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo trên các nền tảng MXH: Facebook, Pinterest hoặc Instagram

5. Search Engine Marketing

Hình thức quảng cáo này có 2 dạng
- Tự nhiên: sử dụng kỹ thuật SEO on top
- Trả phí: quảng cáo qua gg ads, bing ads,...

Ưu điểm của Performance Marketing

  • Sử dụng lượng tương tác tự nhiên có sẵn của bên thứ 3 để tăng traffic, độ nhận diện thương hiệu & tăng thị phần của doanh nghiệp
  • Giảm thiểu được rủi ro do chỉ cần thanh toán khi đã đạt KPI
  • Xác định được kênh, đối tác mang đến hiệu quả

Yếu tố cần lưu ý khi sử dụng Performance Marketing

  • Phù hợp với các nhà bán lẻ, kênh thương mại điện tử
  • Lead "ảo" không ra chuyển đổi
  • Số liệu "ảo"
---
Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SEO CHECKLIST: 6 tiêu chí tối ưu hóa SEO website. Hướng dẫn SEO website bán hàng

Một bài viết hoặc trang web được tối ưu hóa theo chuẩn SEO hoặc thân thiện với công cụ tìm kiếm sẽ được ưu tiên hiển thị ở những vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm, nhờ sự phù hợp với truy vấn của người dùng. Vì vậy, một bài viết hoặc trang web tiêu chuẩn SEO sẽ bao gồm những tiêu chí sau đây. Hãy cùng SEO Nomie tìm hiểu danh sách 6 tiêu chí tối ưu hóa SEO website. Hướng dẫn SEO website bán hàng (SEO CHECKLIST) trong bài viết này nhé. SEO CHECKLIST: 6 tiêu chí tối ưu hóa SEO website. Hướng dẫn SEO website bán hàng Nội dung bài viết Về mặt kỹ thuật, SEO CHECKLIST này sẽ phù hợp với các quản trị viên website, những người sáng tạo nội dung web (content writer) và chuyên viên SEO. Những tiêu chí dưới đây có thể áp dụng cho mọi loại website, từ thương mại điện tử, kinh doanh trong thời đại số, blog cá nhân, giới thiệu doanh nghiệp, tiếp thị liên kết... hoặc bất kỳ chủ đề nào khác. Tuy nhiên, nếu xét về tính ứng dụng, bạn sẽ nhận thấy rằng những tiêu chí trong danh sách này sẽ phù

9 buổi thực hành SEO lên TOP

9 buổi thực hành SEO lên TOP  có khó không? Quy trình đào tạo này liệu có phù hợp với người mới bắt đầu tiếp cận SEO, kiến thức SEO bằng con số 0 hay không? Mọi người tham khảo bài viết dưới đây cùng Seo Nomie nhé. SEO (Search Engine Optimization) hay Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không phải là một từ khóa xa lạ với nhiều người. Nhưng làm sao để SEO cho đúng, chọn từ khóa cho trúng thì phần lớn lại khá mơ hồ, không chắc chắn. 9 buổi thực hành SEO lên TOP có thể giúp mọi người phá tan lớp sương mù về mảng SEO và bứt phá doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Khóa đào tạo SEO MIỄN PHÍ này dành cho mọi trình độ, từ cơ bản tới nâng cao. Các cá nhân sẽ được kiểm tra trình độ rồi tư vấn chọn lớp học phù hợp với khả năng của mình. Mọi người tham khảo lịch trình khóa đào tạo dưới đây. 9 buổi thực hành SEO lên TOP

Cách bán hàng online thành công với 16 mặt hàng hot trend hiện nay

Việc lựa chọn sản phẩm để kinh doanh trực tuyến luôn là mối quan tâm lớn đối với các doanh nhân. Khi nhu cầu mua sắm của khách hàng giảm, quyết định về loại hình kinh doanh trực tuyến càng trở nên khó khăn. Để thành công trong việc kinh doanh online tại nhà, không chỉ cần có sản phẩm chất lượng mà còn cần phải cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc, bao gồm tư vấn nhiệt tình, giao hàng nhanh chóng và đảm bảo chất lượng hàng hóa. Dưới đây là danh sách 16 mặt hàng kinh doanh online phổ biến và hot nhất hiện nay, giúp bạn chọn lựa sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Cách bán hàng online thành công với 16 mặt hàng hot trend hiện nay Đồ handmade Các sản phẩm này đang giữ vị trí hàng đầu trong danh sách các mặt hàng hot trên thị trường trực tuyến hiện nay. Với sự đa dạng trong thiết kế và sự sáng tạo, những sản phẩm handmade không chỉ thu hút mà còn đạt được sự ưa chuộng từ mọi người. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những người có khả năng sáng tạo và khéo tay. Bạn có